Đình Khâm Đức
Số 74 Ngõ Chợ Khâm Thiên, Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội
0243 851 1306
Giới thiệu
Đình Khâm Đức có địa chỉ tại số 80, ngõ Chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Vào giữa thế kỷ XIX, đây nguyên là đất thuộc thôn Mỹ Đức, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.
Các dấu vết kiến trúc hiện còn trong đình cho biết di tích được khởi dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX, sau đó được trùng tu nhiều lần ở thế kỷ XX. Qui mô kiến trúc hiện nay mang dấu ấn của lần trùng tu vào năm 2009 và giữ nguyên cho tới nay.
Đình Khâm Đức thờ Thành Hoàng làng là tướng quân Phạm Cự Lượng. Ông là danh tướng của vua Đinh Tiên Hoàngvà sau này tiếp tục được vuaLê Đại Hànhphong đến chứcThái Úy. Phạm Cự Lượng là người có vai trò rất quan trọng trong việc đưaLê Hoànlên ngôi Hoàng Đế và thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống năm 981.
Phạm Cự Lượng sinh ngày 20 tháng 11 nămGiáp Dần(tứcngày mùng 8 tháng 12năm944), người làngTrà Hương, Khúc Giang (nay thuộcNam Sách,Hải Dương) trong một gia đình có truyền thống võ nghệ. Ngay từ nhỏ Phạm Cự Lượng đã tỏ rõ tư chất thông minh, có chí lớn, văn võ đều thấu hiểu.
Khi Đinh Bộ Lĩnhdấy binh dẹploạn 12 sứ quân, Phạm Cự Lượng cùng anh trai là Phạm Hạp đem hơn 2.000 người, ngựa từ quê đếnHoa Lưđể phò Đinh Bộ Lĩnh. Ông được phong chức Phòng Ngự Sử Tiên Phong Tướng Quân, cử ra giữ cửa biển Đại Ác.
Năm Mậu Thìn(968), sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, đặt Quốc hiệu làĐại Cồ Việt, đóng đô ởHoa Lư. Phạm Cự Lượng được phong Tâm Phúc Tướng Quân trông coi việc Thị Vệ.
Năm 979, vua Đinh và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị sát hại, Vệ Vương Đinh Toànmới 6 tuổi được lập lên ngôi. Khi đó, các đại thần là:Đinh Điền,Nguyễn Bặc, Phạm Cự Lượng vàPhạm Hạpthấy uy quyền của Phó VươngLê Hoànquá lớn bèn khởi binh chống lại nhưng đã bị Lê Hoàn dẹp tan. Sau đó, Phạm Hạp bị xử tử. Tuy vậy, Phạm Cự Lượng vẫn được Lê Hoàn tin dùng làm Tướng dưới quyền.
Năm sau, nhà Tống nhân lúc nước Đại Cồ Việt rối ren đã sai quan trấn thủ Ung Châu là Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn, Triệu Phụng Huân đem quân theo hai đường thủy bộ vào xâm lược nước ta.
Trước tình thế Đại Cồ Việt vô cùng nguy cấp, tháng 7 năm ấy, Thái Hậu Dương Vân Ngađã phong Phạm Cự Lượng làm Đại Tướng Tiên Phong đem quân đi chống giặc. Trước lúc xuất quân, Phạm Cự Lượng đã hội quân sỹ ở cửa Đào Lâm (nay là thôn Đào Lâm, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn) tôn Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế. Phạm Cự Lượng được phong làm Thái Úy.
Cuối xuân nămTân Tỵ(981), mọi mũi tiến quân của quân Tống đều bị quân Đại Cồ Việt đánh bại, tướng Tống làHầu Nhân Bảochết trận, quá nửa quân Tống bị tiêu diệt buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân.
NămNhâm Ngọ(982), Phạm Cự Lượng được cử cầm quân đi đánh Chiêm Thành để cảnh cáo việc vua Chiêm vô cớ bắt Sứ giả của Đại Cồ Việt.
Mùa thu năm Quý Mùi(983), Phạm Cự Lượng được vua trao trọng trách đi khai sông mới từ Đồng Cổ đến Bàn Hòa (tức từ Đan Nê, Yên Định đến Đồng Hòa, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá ngày nay). Trên đắp thành đường lớn, dưới khơi thành sông sâu để lưu thông thủy bộ. Cũng trong năm này, Phạm Cự Lượng còn chỉ huy đào cảng Đa Cái ở Hoan Châu (tức Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay).
Ngày 12 tháng 9 năm Giáp Thân (tức ngày mùng 9 tháng 10 năm 984), ông mất tại Đồng Cổ khi đang làm việc, hưởng thọ 40 tuổi. Nhà vua thương tiếc sai người đem Tướng cữu hồi kinh, an táng tại phía Nam Bồ Sơn.
Sau này, nhiều nơi trong cả nước lập đền thờ ông với tấm lòng tri ân người anh hùng dân tộc đã có công trong lịch sử giữ nước ở thế kỷ thứ X.
Đình Khâm Đức tọa lạc trên khu đất có diện tích khiêm tốn tại ngõ Chợ Khâm Thiên. Các hạng mục kiến trúc được kết cấu theo kiểu chữ “Đinh”, gồm tòa Tiền Tế và Hậu Cung.
Tiền Tế gồm 3 gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, hai mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt trời, hai đốc mái đắp đấu nắm cơm. Trước hồi hiên xây hai trụ biểu cao ngang nóc đình, đỉnh trụ đắp nghê chầu, phía dưới là các ô lồng đèn trang trí hoa thị, thân trụ 3 mặt tạo mặt cắt ghi câu đối chữ Hán. Hai bên hồi hiên đắp hai pho tượng Vũ Đinh và Thiên Ất đứng gác, nền đình lát Bát Tràng.
Bộ khung gồm 2 bộ vì kết cấu kiểu “Kèo cầu quá giang cột trốn”. Gian giữa treo hai bức Hoành phi: “Nghĩa hòa đức hợp” và “Vạn cổ anh linh”. Bên dưới đặt một Hương án gỗ trang trí hổ phù, cuốn thư, văn triện, hoa dây mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trên Hương án bài trí Bát hương, Đỉnh trầm, Mâm bồng, Chân đèn, Hạc thờ. Hai bên treo Câu đối hình lòng máng.
Hậu Cung đình gồm hai gian, xây tường hồi bít đốc. Kết cấu các bộ vì có dạng thức giống như tòa Tiền Tế. Sát tường hậu xây bệ thờ bài trí Long ngai – Bài vị của Thần Hoàng cùng những đồ Tế khí tạo cho Cung Thánh trở nên thâm nghiêm, u tịch.
Nằm trong khu vực của Đài Khâm Thiên Giám xưa kia, đình Khâm Đức chính là dấu tích về sự tồn tại của một phường thôn cũ tại đây vào giữa thế kỷ XIX còn lưu lại cho tới hôm nay.
Bản đồ
Địa điểm xung quanh